Mụn trứng cá là một bệnh lý viêm nhiễm mãn tính thường gặp, ảnh hưởng đến hơn 80% người trẻ ở cả 2 giới, tuy nhiên có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào và có thể xuất hiện sau dậy thì. Mặc dù mụn không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng thường gây ra ảnh hưởng lớn đến tâm lý và thẩm mỹ. Khoảng 10% trường hợp mụn cốt nang kháng trị và thường tạo sẹo nặng nề về sau.
NGUYÊN NHÂN GÂY RA MỤN TRỨNG CÁ LÀ GÌ?
Có 4 yếu tố chính góp phần vào sự hình thành của mụn trứng cá:
- Sự tăng tiết bã nhờn: Hiện tượng này xảy ra khi bã nhờn được sản xuất quá nhiều. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự sản xuất bã nhờn như hóc-môn, khí hậu, việc dùng thuốc và các yếu tố di truyền.
- Sự tăng sừng: là hiện tượng lớp sừng (lớp ngoài cùng của biểu bì) phía ngoài da dày lên. Những lớp tế bào chết bị sừng hóa bất thường khiến các ống dẫn của tuyến bã nhờn bị bịt kín, làm nhiễu loạn hoặc gián đoạn quá trình tiết bã nhờn. Việc da sản xuất quá nhiều bã nhờn (sự tăng tiết bã nhờn) kết hợp với việc tích tụ các lớp tế bào chết (sự tăng sừng) xảy ra ở nang lông dẫn đến sự bít tắt lỗ chân lông. Hiện tượng này khiến các vách nang phình lên, dẫn đến sự hình thành mụn đầu trắng, hoặc mụn đầu đen nếu phần bít tắt ấy ở gần bề mặt da.
- Quá trình xâm nhập của vi khuẩn: Một số vi khuẩn thông thường sống trên da một cách vô hại (propionibacteria) có thể phát triển mạnh và thâm nhập các nang bị bịt kín, dẫn đến sự hình thành các nốt sần, mụn mủ, mụn bọc…
- Sự viêm nhiễm: Hậu quả của những hiện tượng trên khiến da ửng đỏ và viêm nhiễm. Trong một vài trường hợp, các vách nang vỡ ra ở giai đoạn cuối của quá trình viêm nhiễm. Chất béo, axit béo, tế bào sừng (đã chết), vi khuẩn và các mảnh tế bào được giải phóng, tạo thành các vết viêm nhiễm rộng và sâu ở các mô lân cận.
- Ngoài ra, các yếu tố sau đây có khả năng khiến các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn:
+ Một chế độ dinh dưỡng quá nhiều cacbon hydrat (quá nhiều đường và bột)
+ Dùng quá nhiều sữa bò và các sản phẩm từ sữa (ngoại trừ pho mát)
+ Hút thuốc lá
+ Trang điểm khiến lỗ chân lông bị bít tắc.
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ MỤN TRỨNG CÁ GỒM NHỮNG GÌ?
Điều trị mụn trứng cá bao gồm phương pháp dùng thuốc và các phương pháp không dùng thuốc:
- Dùng thuốc: Tùy theo mức độ mà bác sỹ có thể kê toa thuốc bôi, thuốc uống.
- Các phương pháp không dùng thuốc gồm có:
+ Chăm sóc da nhờn mụn kết hợp lấy nhân mụn
+ Phương pháp chăm sóc da với mặt nạ quang động học PDT.
+ Các thiết bị Laser và ánh sang trong điều trị mụn như: chiếu ánh sang LED, IPL, Laser Yag xung dài.
+ Peel da trị mụn
+ Tiêm thuốc giảm viêm mụn.
QUY TRÌNH CHĂM SÓC DA MỤN TẠI FAMILY BIEL ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?
- Bước 1: Tẩy trang, rửa mặt.
- Bước 2: Xông hơi nóng trong 5 – 10 phút.
- Bước 3: Hút mụn cám – Lấy nhân mụn.
- Bước 4: Sát trùng các vị trí lấy nhân mụn.
- Bước 5: Tiêm thuốc trị mụn viêm (Nếu có chỉ định của bác sỹ).
- Bước 6: Đắp mặt nạ mụn trong 20 phút.
- Bước 7: Rửa mặt lại cho khách hàng
- Bước 8: Chấm thuốc trị mụn.
- Bước 9: Chiếu đèn LED ánh sang xanh 20-30 phút.
- Bước 10: Thoa kem dưỡng da mụn.
LIỆU TRÌNH ĐIỀU TRỊ RA SAO?
- Liệu trình chăm sóc da mụn được thực hiện 1-2 tuần/lần trong giai đoạn điều trị.
- Ngoài ra, đối với làn da nhờn vẫn nên chăm sóc da mụn hàng tháng để làm sạch sâu cho làn da và ngăn ngừa mụn bùng phát.
LƯU Ý GÌ SAU KHI ĐIỀU TRỊ MỤN TRỨNG CÁ?
- Da có thể đỏ nhẹ tại một số vị trí lấy nhân mụn, thông thường da sẽ trở lại bình thường trong vòng 24h.
- Rửa mặt nhẹ nhàng ngày 2 lần bằng nước sạch hoặc nước ấm với sữa rửa mặt. – Không sờ, không nặn hoặc bóp mụn. Điều này có thể gây nhiễm trùng và sẹo.
- Điều trị mụn sớm đặc biệt là những nốt mụn lớn. – Chăm sóc da và lấy nhân mụn đúng cách.
- Sử dụng kem chống nắng mỗi khi ra ngoài, dù trời râm mát.
- Chỉ sử dụng kem chống nắng và các mỹ phẩm trang điểm không dầu, không bít tắc lỗ chân lông và không sinh nhân mụn.
- Để mái tóc gọn gàng, sạch, không nên để tóc chạm vào da mặt hoặc trùm qua mặt. Nếu tóc dài nên cắt ngắn đến ngang vai và búi tóc.
- Hạn chế thức ăn đồ uống cay nóng, thức ăn ngọt, hạn chế sữa động vật, đặc biệt là sữa tách béo.
- Tăng cường bổ sung dinh dưỡng cần thiết trong khi bị mụn.
- Nên uống nhiều nước, tránh thức khuya, tránh stress
- Vệ sinh môi trường xung quanh, thay khẩu trang, vệ sinh chăn ga gối thường xuyên.
- Sử dụng các sản phẩm chăm sóc hoặc điều trị dành cho da mụn cần được sự tư vấn của bác sỹ chuyên khoa da liễu.